Công việc là một phần cuộc sống và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của mỗi người. Nếu chọn sai, công việc có thể chỉ là một nghĩa vụ bắt buộc.
Nếu chọn đúng, công việc có thể mang lại không chỉ tiền bạc, sự thành công mà còn cả hạnh phúc viên mãn trọn vẹn.
Lựa chọn đúng tốt hơn sự nỗ lực
“Nếu chọn đúng nghề nghiệp mình yêu thích và phù hợp với năng lực bản thân, bạn sẽ cảm thấy yêu công việc và hạnh phúc khi được làm việc. Sự hứng khởi khiến bạn không ngừng sáng tạo và khám phá thêm những điều thú vị trong công việc” - chuyên gia hướng nghiệp Tuệ Nguyễn, người từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc khu vực Hà Nội của RGF – Tập đoàn Tuyển dụng số 1 châu Á chia sẻ.
Những kinh nghiệm này được chị Tuệ Nguyễn đúc rút sau hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp cao cho nhiều công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
Hiện Tuệ Nguyễn là Giám đốc Hướng nghiệp của chương trình Định hướng & Phát triển nghề nghiệp Dragon Asia với mục tiêu giúp học viên khám phá bản thân, từ đó lựa chọn con đường sự nghiệp phù hợp, cống hiến được nhiều giá trị nhất cho bản thân, gia đình và xã hội.
Theo chuyên gia Tuệ Nguyễn, lựa chọn sai nghề nghiệp chẳng những gây lãng phí thời gian mà còn là sự lãng phí nhân tài.
“Einsein nói rằng, mỗi con người đều là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đang đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời với suy nghĩ rằng mình thật kém cỏi và ngu dốt. Con người cũng thế, nếu chọn nghề nghiệp không phù hợp với năng lực và mong muốn, chẳng khác nào bạn sinh ra là cá mà bị bắt leo cây. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bạn chưa tìm được biển nước của riêng mình.
Trong quá trình giúp các bạn chuyên viên đã có kinh nghiệm làm việc chuyển đổi nghề, tôi nhận ra rằng các cuộc khủng hoảng nghề nghiệp thường đến ở lứa tuổi 30 và chủ yếu là do các bạn đã đi sai ngay từ đầu”, chị Tuệ chia sẻ.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nhà trường và xã hội thiếu các công cụ định hướng nghề một cách bài bản, khoa học cho các bạn trẻ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hệ quả là, đa số học sinh đều chọn trường theo phong trào, theo cảm tính hoặc theo ý kiến của bố mẹ trong khi yếu tố quan trọng nhất là năng lực của bản thân lại bị đặt sang một bên.
“Nhiều bạn trẻ đã bước vào đời bằng một công việc mà mình không yêu thích để sau đó phải làm lại từ đầu. Có những bạn thậm chí còn không có cơ hội để quay trở lại và phải chấp nhận làm một công việc hoàn toàn trái với thế mạnh bản thân”– chuyên gia Tuệ Nguyễn chia sẻ.
0 comments Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét