Trong cuộc sống, qua những trải nghiệm mà chúng ta đã trải qua, qua sách vở, qua sự dạy dỗ của bố mẹ - thầy cô, qua môi trường làm việc...; nhận thức,hay góc nhìn của chúng ta bắt đầu hình thành.

   1 ví dụ đơn giản về góc nhìn, đó là ví dụ về nửa cốc nước. Khi nhìn nửa cốc nước, có người thì nhìn thấy nó vơi, người thì nhìn thấy nó đầy. Sự khác nhau trong việc nhận định cốc nước đầy hay vơi, đó chính là Góc nhìn. 1 ví dụ cụ thể hơn, là một câu chuyện có thật về Thomas Edison. Câu chuyện này nói về phản ứng của Thomas Edison đối với 1 vụ hỏa hoạn kinh hồn, thiêu rụi nhà máy sản xuất của ông. Ngay tại đám cháy: Edison đã nói với cậu con trai 24 tuổi của ông rằng, "Hãy đi gọi mẹ của con và tất cả bạn bè của bà ấy. Họ sẽ không bao giờ nhìn thấy ngọn lửa lớn cỡ này lần nào nữa đâu". Sau đó, tại hiện trường đám cháy, câu nói của Edison đã được tờ New York Times trích dẫn lại như sau, "Dù tôi đã 67 tuổi rồi, nhưng tôi sẽ bắt đầu tất cả lại vào ngày mai". Rõ ràng đây là một góc nhìn khá đặc biệt mà không phải ai cũng có, nhưng lại chính là cốt lõi giúp ông có được thành công rực rỡ trong sự nghiệp.

   Có một câu chuyện trong nghề Khai vấn để lại ấn tượng cho bản thân mình. Đó là khi mình làm việc với một khách hàng khai vấn, chị ấy loay hoay với một mong muốn của bản thân, mà chưa thực hiện được. Câu chuyện dần dần được mở ra, và với một góc nhìn khác về vấn đề, người khách hàng này đã Wow lên vui mừng. Để rồi lần gặp tiếp theo, chị ấy nói rằng chất lượng cuộc sống của chị đã hoàn toàn thay đổi; chỉ bằng việc tiếp cận cuộc sống với một góc nhìn khác so với góc nhìn mà chị ấy vẫn giữ trong người bấy lâu nay.

   Nhưng có một lưu ý về việc đưa một góc nhìn mới đến với người khác. Đó là việc chia sẻ góc nhìn không nên là một hình thức giáo huấn, dạy dỗ; bởi vì người nghe sẽ thấy ác cảm khi bị áp đặt vào lối suy nghĩ của người khác. Chìa khóa ở đây chính là sự tự nguyện. Và không gian của một buổi Khai vấn có thể phần nào tạo được điều này. Đó là không gian của sự tin tưởng, sẻ chia và đồng cảm giữa người nghe và người nói.

   Qua ví dụ trên ta thấy, góc nhìn hạn hẹp làm cho chúng ta bị luẩn quẩn với những chướng ngại, khó khăn không đáng có. Bởi vì với cùng một hoàn cảnh như thế, một người khác hoàn toàn giải quyết được vấn đề đó. Từ đó, ta cũng hiểu được rằng, làm được hay không làm được, nó nằm ở chính trong suy nghĩ của chúng ta.

   Tất nhiên, không phải lúc nào việc thay đổi góc nhìn cũng đem lại hiệu quả. Nếu chúng ta chỉ biết nghe lời và làm theo, mà không có sự suy tư, làm việc với chính bản thân mình; sẽ chỉ khiến cho chúng ta thất vọng hơn về những lời khuyên của người khác dành cho mình. Nhưng việc bình tâm nhìn nhận một góc nhìn mới, đôi khi mở ra cho chúng ta một khoảng trời rộng lớn của cuộc sống. Hãy thử nhé !


Nguyễn Hữu Hân - chuyên gia Khai vấn (ICF ACSTH 70-hour Certified Coach)

0 comments Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
NGHỀ KHAI VẤN © 2020 - happiLab
Top